Đám cưới luôn là sự kiện trọng đại là kỉ niệm tuyệt vời, đáng nhớ nhất trong suốt cuộc đời. Và tất nhiên, bạn muốn mọi thứ, mọi khoảnh khắc trong đám cưới của mình phải hoàn hảo.
Thế nhưng để có thể chuẩn bị cho một đám cưới được diễn ra một cách trôi chảy và hoàn hảo không phải là một việc đơn giản bạn nên tránh 9 sai lầm trong chuẩn bị đám cưới thường mắc phải dưới đây.
1. xác định chính xác số lượng khách mời
Bạn đã quyết định ngày cưới, đã tìm được nhà hàng tiệc cưới đẹp như mơ, với những bản kế hoạch cưới hỏi hoàn hảo đến từng chi tiết và bạn tin rằng mình có thể ngay lập tức cưới ngay trong ngày mai.
Vậy là bạn vội vàng đi làm theo kế hoạch đặt trung tâm tiệc cưới, chọn đồ ăn, nước uống, đặt hoa trang trí và mua tất cả đồ đạc cho đám cưới.
Bạn chưa biết mình sẽ mời chính xác bao nhiêu khách mời, bố mẹ bạn sẽ mời bao nhiêu khách mời mà chỉ ước tính qua một con số rất mơ hồ như khoảng 200 đến 400 khách sẽ đến dự đám cưới của mình.
Bạn nên phân chia khách thành mối quan hệ riêng biệt để tránh bỏ sót hoặc mời quá nhiều:
-
- Khách mời của bố mẹ cô dâu
-
- Khách mời của bố mẹ chú rể
-
- Khách mời của cô dâu
-
- Khách mời của chú rể
-
- Khách mời chung của cô dâu, chú rể
-
- Khách mời của anh chị em ruột của cô dâu chú rể
Những người đầu tiên bạn cần mời tới đám cưới là họ hàng gần gũi. Tiếp đến là những bạn bè thân thiết và bạn không nhất thiết phải mời tất cả những người bạn đã học cùng.
2. Gửi thiệp cưới quá sớm
Bạn đã chuẩn bị gần như là hoàn thành bạn rất háo hức được gửi thiệp cưới tới các vị khách mời một cách càng sớm càng tốt. vậy nhưng bạn không nên gửi thiệp trước khi bạn có thể hoàn thành xong và gần chính xác danh sách khách mời.
Tốt nhất là bạn nên chốt xong danh sách khách mời và gửi thiệp đi từ 7 ngày đến 12 ngày trước khi đám cưới được tổ chức.
3. Lập kế hoạch đám cưới không phù hợp với ngân sách cưới
Bạn quá yêu thích các món đồ trang trí cho đám cưới, bạn thích một chiếc váy đắt tiền và đã tiêu quá nửa số tiền nhưng còn quá nhiều thứ cần chi trả trong những ngày sắp tới.
Bạn không nhận thấy rằng bạn đang tiêu quá nhiều tiền vào váy cưới, hoa cưới và hàng đống thứ linh tinh khác. Điều đó dẫn đến việc bạn có thể phải giảm bớt số khách mời, thậm chí cắt toàn bộ kế hoạch trang trí tốn kém hoặc thậm chí là không thể lo chu toàn mọi thứ trong đám cưới.
4. Tự mình làm tất cả mọi việc để chuẩn bị đám cưới
Bạn muốn mọi thứ trong đám cưới phải thật hoàn hảo, bạn tự tay chuẩn bị hoa, bạn lựa chọn thiệp cưới, bạn trang trí đám cưới đến bạn chọn quà cưới, thuê xe, trang trí phòng tân hôn…?
Điều này cực kỳ sai lầm và có thể dẫn đến tình trạng khủng hoảng tiền hôn nhân do stress nặng, thậm chí bạn bắt đầu cảm thấy “sợ” đám cưới.
Thay vì vậy, để cho quá trình chuẩn bị đám cưới trở nên thực sự vui vẻ và nhẹ nhàng, bạn hãy san sẻ công việc, trách nhiệm cho người thân, bạn bè, với người bạn đời của mình.
Mọi người cùng chung tay thì công việc sẽ trôi chảy, nhanh chóng và thuận lợi hơn rất nhiều. Đây cũng là cách làm mối quan hệ gia đình và bạn bè có thể khắng khít hơn.
5. Sa đà vào những thứ không cần thiết
Là nhân vật chính, bạn phải quan tâm đến mọi thứ trong kế hoạch đám cưới của mình, nhưng điều này không có nghĩa bạn cứ sa đà vào việc kiểm soát từng chi tiết nhỏ. Việc này sẽ rất mất thời gian mà chẳng mang lại hiệu quả gì nhiều. Bạn nên học cách tin tưởng vào những nhà cung cấp, người thân, bạn bè mình khi họ hỗ trợ bạn những công việc chuẩn bị đám cưới.
6. Nhờ một người bạn chụp ảnh thay vì thuê chuyên gia
Đầu tiên bạn chắc là mình muốn bạn bè của mình phải làm việc(chụp ảnh) thay vì có thể tận hưởng vui vẻ ở đám cưới của mình chứ?
Và bạn phải cẩn trọng bởi có thể một người có những tấm hình trên mạng xã hội rất đẹp thì không đồng nghĩa là bạn đấy có khả năng chụp ảnh cưới đẹp.
7. Căng thẳng quá mức khi chuẩn bị đám cưới
Quá trình chuẩn bị đám cưới, bạn cảm thấy mệt mỏi bạn không nên quá mức căng thẳng chuẩn bị cho ngày trọng đại và hãy cẩn thận vì bạn sẽ rất dễ đổ tất cả sự “Căng Thẳng” đấy lên đầu người bạn đời của bạn đấy.
Chuẩn bị đám cưới đã rất nhiều việc, vì vậy không nên để phát sinh việc gì ảnh hưởng đến tình cảm của 2 bạn, khiến hai người càng thêm mệt mỏi.
Hãy dành ra những ngày xen kẽ, không bàn chuyện đám cưới, không đi thử váy áo, không chuẩn bị trang trí, chuẩn bị khách mời hay tất cả những gì để chuẩn bị cho đám cưới. Vào ngày đó các bạn nên đi chơi nên giải tỏa hết căng thẳng về việc chuẩn bị đám cưới lại
Trước lễ cưới cần ngủ sớm vì cần dậy sớm để chuẩn bị, rất nhiều cô dâu, chú rể hồi hộp đến mức không ăn sáng, như vậy sẽ không đủ năng lượng để tiếp khách và duy trì cuộc vui. Cả hai nên dậy sớm chuẩn bị để ăn sáng và thay trang phục cưới trước đó khoảng 2-3 tiếng đồng hồ.
8. Tiết lộ thông tin về đám cưới quá sớm
Thật khó để để không tham khảo và chia sẻ về đám cưới của chính bản thân mình, nhưng điều này là rất đáng giá.
Bởi bạn sẽ không khiến các vị khách mời cảm thấy thật bất ngờ với đám cưới của mình. Nếu mọi người đã biết bạn sẽ mặc bộ đồ nào, hôm đấy ăn món gì, trang trí hình ảnh như thế nào vào lễ cưới,… thì họ sẽ giảm đi ấn tượng với sự mới mẻ trong hôn lễ.
Bên cạnh đó, cũng khá là hi hữu nhưng những người bạn đọc được thông tin nhưng những người mà không được bạn mời đến dự ngày vui sẽ cảm thấy rất tổn thương đấy nếu họ thấy các hình ảnh liên tục trên facebook, instagram về đám cưới cũng như kế hoạch mà bạn vạch ra.
9. Không diễn tập trước mọi thứ
Bạn đã thử trang điểm để biết rằng bạn phù hợp với kiểu make-up nào hoặc công đoạn này sẽ mất bao nhiêu thời gian chưa? Bạn đã xem lại váy cưới xem có thật vừa vặn hay chưa?
Vậy sao bạn không diễn tập trước với thợ trang điểm để “đo” được thời gian tương đối cho công đoạn này cũng như tìm phương án nhanh nhất để rút ngắn thời gian thay vì để mọi chuyện chậm trễ trong ngày cưới.
Chủ quan không liên lạc và mô tả chi tiết công việc cho những người phụ trách các dịch vụ như quay phim, chụp và làm slide hình, chuẩn bị nhạc… khiến khâu tổ chức bị lúng túng. Đó là lý do vì sao hai bạn cần liên hệ với họ trước đó 1 – 2 tuần để được tập dượt một cách nhuần nhuyễn.