phone 0944 623 939
phone

Trade | tấm vách tường nhẹ xây nhà nuôi yến | Tiệc cưới Hoàng Gia

//Trade | tấm vách tường nhẹ xây nhà nuôi yến | Tiệc cưới Hoàng Gia

Tấm vách tường nhẹ xây nhà nuôi yến là giải pháp hoàn hảo giúp tiết kiệm chi phí đầu tư, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Tấm cemboard hay còn gọi là tấm xi măng, 3d, bê tông nhẹ được sản xuất từ nguyên liệu thiên nhiên thân thiện môi trường như cát siêu mịn, xi măng, sợi cellulose thông qua dây chuyền sản xuất hiện đại cán lớp, nồi hấp tạo nên loại tấm có nhiều tính năng đặc biệt như chống cháy, chịu ẩm ướt, chống mối mọt, độ bền tuổi thọ 50 năm.

Hiện nay nhà yến được xây dựng phát triển rất nhiều ở các tỉnh thành vùng miền đất nước, mang lại thu nhập cao. Xây dựng nhà yến theo mô hình xây dựng truyền thống đang được dần chuyển sang xây dựng tiền chế với nhà khung thép lợp tấm xi măng cemboard. Với mô hình tiền chế này sẽ đẩy nhanh tiến độ thi công hoàn thiện, tiết kiệm chi phí hơn.

Tấm xi măng cemboard hiện đang được sử dụng nhiều trong xây dựng nhà trọ, nhà xưởng, nhà yến, nhà phố…dùng làm sàn gác lửng, sàn giả đúc, làm vách ngăn tường, làm trần la phong, đỗ mái, lót mái chống nóng…Hiện tấm vách tường nhẹ xây nhà nuôi yếnVật Liệu Nhẹ 3D cung cấp đầy đủ các loại tấm Cemboard nhập khẩu Thái Lan SCG(Smartboard, Smileboard), tấm cemboard Việt Nam (BKT Cemboard X2, Greenboard) có hai quy cách là 1x2m hoặc 1.22×2.44m (ngang x dài) với độ dày từ 3.5 đến 25 mm cho các hạng mục Trần, vách ngăn, sàn nhà.

Làm thế nào để xây nhà yến hiệu quả thu hút được nhiều chim yến về sinh sống làm tổ là điều không phải dễ, mà nó phụ thuộc rất nhiều yếu tố chúng ta cùng tham khảo nguồn tư liệu hướng dẫn xây nhà yến dưới đây:

Địa thế xây nhà yến

Lựa chọn địa thế xây nhà yến phải dựa trên phương pháp theo dõi đời sống của chim, không xây tuỳ thuộc vào ý muốn của con người. Những người nuôi chim yến trong nhà thành công là nhờ họ đã theo dõi cuộc sống thiên nhiên của chim yến.

Trên cơ sở tìm hiểu phân tích tập tính sống của chim yến, những hộ lao động đã xây nhà thích hợp, mô phỏng gần giống như nơi mà chim yến đã quen thuộc trong đời sống tự nhiên. Ngôi nhà đó cần có các yêu cầu sau:

  • Vị trí xây nhà nuôi chim yến phải gần đồng ruộng, bụi cỏ, rừng cây thấp, biển, sông, hồ… Những nơi này có nhiều thức ăn của chim, tạo điều kiện để chim tìm mồi dễ dàng, nhất là vào mùa mưa.
  • Điều quan trọng nhất là ngôi nhà phải được xây trong vùng có chim yến sinh sống, khu vực chim kiếm ăn, dưới đường chim bay. Cần quan sát thấy chim bay lượn trên bầu trời một số lần trong ngày ở noi định xây nhà và vẽ sơ đồ đường bay của chim. Ngôi nhà phải xây tốt nhất là không cách xa trung tâm có yến (hang động hoặc nhà có yến sinh sống) 5 – 8km, hoặc nơi có nhiều chim đến kiếm ăn, càng gần càng có cơ hội thành công. Nhà mới xây nên ở gần các nhà có năng suất cao.

Cần nắm được các dẫn liệu không khí về nhiệt độ, ẩm độ, hướng gió của khu vực định xây nhà yến, sau đó đối chiếu với các yêu cầu của chim xem có thích hợp hay không, từ đó quyết định kỹ thuật xây nhà. Hiên nay tại Việt Nam, chim yến đang sống và làm tổ trong 3 vùng có một số nét khí hậu khác nhau: Bắc Trung Bộ, Nam Trung Bộ và Nam Bộ.

Một số tư liệu năm 2006 của Tạp chí khí tượng thuỷ văn cho thấy: Nam Trung Bộ, nhiệt độ trung bình luôn cao. Mùa động từ tháng 12 đến tháng 3, nhiệt độ trung bình 24 – 26 độ C so với 25 – 27 độ C vùng Nam Bộ luôn có độ ẩm trung bình trong không khí cao hơn 80%, nhiệt độ khá ôn hoà (25 – 28 độ C) sự dao động nhiệt thấp hơn 2 vùng kia. Ở đây gió Đông Nam và gió Tây Nam đem theo không khí của 2 vùng biển thôi vào nên khí hậu khá ổn định.

Vùng Đồng Hới, Quảng Bình có một số tháng khá nóng. Nhiệt độ trung bình lớn hơn 30 độ C (tháng 6,7), nhiệt độ cao nhất có ngày lên đến 38 – 39 độ C, và tối thiểu là 19 – 20 độ C. Sự dao động nhiệt trong năm khá lớn.

Hướng gió cũng là một yếu tố cần quan tâm: Trong cùng một thời gian 3 vùng khác nhau có thể nhận hướng gió khác nhau. Bắc Trung Bộ chịu ảnh hưởng của gió Bắc còn Nam Trung Bộ gió Tây Nam, Nam Bộ gió Tây và Tây Nam. Tìm hiểu điều kiện khí hậu của tùng vùng sẽ giúp người xây nhà yến lý giải được tại sao nuôi chim yến ở vùng Nam Bộ có khả năng thành công nhanh chóng và có những quyết định chính xác về mặt kỹ thuật. Khi xây nhà ở các vùng này có thể có những điều chỉnh nhất định về ván tổ, của thông gió, cửa ra vào, vật liệu xây nhà, kiểu nhà (số tầng, độ cao và rộng của căn nhà), kiểu mái… Ví dụ, Trong khu vực có sự dao động lớn về nhiệt độ thì sẽ xây nhà theo kiểu vùng nóng nhưng cần có thêm thông gió để khống chế nhiệt.

Nhà nuôi chim yến  không nên xây ở độ cao vượt quá mặt biển 1000m. Nếu độ cao trên 1000m chim yến cũng sinh sống, làm tổ trong căn nhà đó, nhưng đa số sau khi đẻ, chim non bay đi tìm những căn nhà ở địa thế thấp hơn. Hiện nay, người ta khuyến cáo là dưới 500m. Địa điểm xây nhà phải là nơi không có nhiều hãng xưởng, nhà máy. Ở những nơi đó côn trùng làm nguồn thực phẩm cho chim thường sẽ bị tiêu diệt dần do đô thị hoá.

Hiện nay, chính quyền của nhiều nước phát triển nghề nuôi yến trong vùng đã có các quy định là nhà chim phải xây xa thành phố, xa các khi đông dân cư và khu vực nghỉ ngơi giải trí. Vì vậy, người nuôi chim cầ nhìn trước sự phát triển của nghề này trong tương lai để chọn vị trí xây nhà cho thích hợp.

Nhà nuôi chim yến phải xây ở nơi tương đối an toàn tránh các loài địch hại như chim quạ, đại bàng, chim cắt… là những loài thích ăn thịt chim. Các loài chim săn mồi này sẽ làm chim yến sợ và sẽ tìm nơi khác an toàn hơn.

Căn nhà phải thích hợp đầy đủ các điều kiện chim cần, vùng xung quanh có nhiều yến C. linh chi sinh sống. Có cách thức dụ chim vào nhà để chim ở lại sinh sống tại đó.

Cách thức xây nhà nuôi chim yến

Khi chuẩn bị công viêc xây dựng nhà chim cần phải chắc chắn nơi này đang có một số chim yến sinh sống, còn nhiều nét thiên nhiên có biển, sông, hồ, gần đồng ruộng, rừng cây thấp và địa thế an toàn như đã nói ở trên. Đặc biệt là không cách xa trung tâm có chim yến sống như hang động và nhà có yến trụ ngụ quá 5 – 8km, chim yến bay lượng vòng tròn trước khi vào nhà của chúng.

Những điều mà chúng ta cần lưu ý khi xây nhà chim:

  • Hình dáng căn nhà, tường nhà
  • Cửa ra vào và nền nhà
  • Hình dáng phòng và cấu trúc phòng
  • Sơn nhà và ánh sáng
  • Độ ẩm và nhiệt độ
  • Hàng rào và khuôn viên quanh nhà.

Hình dáng căn nhà, tường nhà.

Hình dáng căn nhà của chim thường giống một cái kho lớn, tự nhiên tuỳ theo điều kiện của miếng đất hình dáng nhà có thể nhiều kiểu khác nhau, có thể là hình khối ống, hoặc hình khối chữ nhật có bề ngang rộng. Thậm chí ngày nay để cho đẹp người ta xây nhà yến như những khách sạn để mái bằng hay lợp mái.

Kích thước nhà
    Do đặc tính của chim yến thích làm tổ trong những hang động có diện tích rộng nên các nhà chim có năng suất cao thường có kích thước từ 10 – 15m đến 10 – 20m, tức mặt bằng khoảng 150 – 200m, nhà chim có thể to hoặc nhỏ hơn chút ít, nhưng phải tìm cách tăng sức chứa chim ở trong, như chia nhà thành một số tầng (có thể 3 – 5 tầng). Nếu đem so sánh diện tích nhà yến Indonesia (150 – 200m vuông) với các hang động tự nhiên ở Khánh Hoàm ta thấy tiêu chuẩn kỹ thuật là hợp lý và hợ đã thành công về phỏng sinh học. Theo các điều tra cơ bản, chim yến thích làm tổ và cho các sản lượng cao ở các hang động có diện tích lớn. Hang có diện tích khoản 200m vuông bình quân yến làm 54 tổ/mét vuông/năm, 500m vuông mật độ ẩm bình quân 163 tổ/mét vuông/năm. Các hang có diện tích nhỏ hơn 80m vuông đều cho sản lượng thấp.

Với một miếng đất hẹp 4 x 16m hoặc 4 x 20m cũng có thể xây nhà yến. Trong trường hợp đó có thể chia thành 4 – 5 phòng (4 x 4m) với phòng đầu tiên là phòng lượn. Tuy nhiên, chia phòng 4 x 8m thì tốt hơn. Trên thực tế tại Việt Nam, các nhà chim xây dựng với mặt bằng diện tích 5 – 6m x 20, với chiều cao 3 tầng đã cho kết quả rất tốt.

Độ cao của tường ít nhất 5,5 – 6m, giống như tường nhà chim C.linchi, càn nhà chim càng cao càng tốt. Nhà có độ cao sẽ tiện cho việc chia thành tầng và phòng, giúp điều hoà không khí giữ được nhiệt độ và độ ẩm trong nhà. Ngoài ra, nếu nhà yến xây nhiều tầng và ở các vùng sinh thái khác nhau, biến động từ 3 – 4m. Vùng nóng có nhiệt độ trung bình lớn hơn 27 độ C thì độ cao tối thiểu là 3m, cao nhất là 4,5m; vùng lạnh, độ cao của phòng có thể thấp hơn, thấp nhất là 2m, có thể cao đến 3m.

Mái và nóc nhà phải lợp kỹ để tránh mưa. Mái lợp ngói cũng có thể lợp bằng các vật liệu khác như tôn lạnh màu xanh lá cây có độ dốc mái 30 – 40 độ; ở vùng nóng góc nghiêng mái lớn, tối thiểu 45 độ, để hấp thu nhiệt tốt hơn; ở vùng lạnh thì góc nghiêng mái nhỏ hơn chỉ 30 độ. Ở những nơi nóng quá người ta có thể lợp mái cách xa trần nhà khoảng 0,5 – 0,8m để gió lùa bớt hơi nóng, tuy nhiên cần phải có cách chống mưa và thoát nước. Sử dụng tấm cemboard đổ mái giúp cách nhiệt hiệu quả.

Với các trần nhà lợp kín, để chống nóng trên trần nhà (plafon) theo kiểu bình dân người ta trải một lớp trấu khoảng 20cm. Phủ trên lớp trấu là lớp vỏ sò, hến khô đã được làm nhỏ, dày khoảng 2cm. Cũng có nhiều nhà yến không lợp mái, trần phẳng, đổ bê tông, trên trần làm hệ thống chống nóng bằng gạch, và có lót vật liệu chịu nóng (xốp chịu nóng). Một số nhà yến kiểu này người ta còn xây thêm một bể nước rộng thấp trên trần.

Cửa ra vào và nền nhà.

Cửa cho người: chỉ xây 1 cửa, tốt nhất sau khi đi vào cần qua 1 phòng nhỏ, rồi mới đến cửa cho người đi vào phòng chim.

Cửa ra vào của chim phải tạo như một cái hang có thể sơn màu đen cho tối. Từ phía ngoài quan sát cửa ra vào của các ngôi nhà yến cũ tại Việt Nam ta cũng thấy ở đấy là một khoảng tối rõ rệt so với tường xung quanh. Khi xây nhà yến mới để giảm ánh sáng người ta có thể làm thêm một ống bọc kéo dài ở cửa hoặc mái che, làm sao cường độ ánh sáng trong phòng nhỏ hơn 2 lux. Kích thước cửa ra vào cho chim có quan hệ với thời gian chờ đợi để chim vào làm tổ, số lượng yến trong nhà, luồng gió, ánh sáng và sự an toàn.

Cửa phải đặt ở phía trên để không bị cản trở lúc chim bay ra bay vào. Kích thước lỗ của nhỏ nhất là 30 x 20cm (rộng x cao) và lớn nhất là 45 x 30cm. Tuy nhiên, rộng hơn càng tốt, vì điều ấy có thể hấp dẫn chim vào nhà yến. Các loại lỗ rộng áp dụng cho nhà có kích thước lớn, số lượng chim đông, để nhiều chim có thể bay vào cùng một và ở các nơi ăn toàn không sợ trộm. Kích thước lỗ cửa có thể là 80 x 40cm, 100 x 20cm. Với loại lỗ cửa rộng này có vách ngăn phòng giả, cách cửa 50cm để giảm ánh sáng. Để chống trộm có thể giảm chiều cao lỗ cửa xuống 15 – 20cm. Nếu lỗ ra vào rộng quá thì căn phòng sẽ bị sáng, không thích hợp với chim.

Số lượng cửa: Nếu nhà có lỗ thông tầng, có kích thước nhỏ 4 x 16cm và sân lượn nhỏ thì có thể bố trí 2 lỗ cửa ra vào gần sát mép góc tường, cách tường khoảng 40cm. Khoảng cách giữ lỗ ra vào với trần nhà là 40cm. Với nhà có kích thước rộng 8 x 16 – 20cm hoặc 10 x 20cm, với sân lượn lớn thì chỉ cần 1 – 2 lỗ ra vào, lỗ này đặt ở trên và giữa tường. Từ nên có các ống nước đi lên theo vách tường 1,5m. Khi cần ta mở vòi, nước sẽ rỉ theo mặt tưởng làm cho căn nhà có độ ẩm như mong muốn. Cần có rãnh dọc theo tường để khỏi hỏng sàn nhà và lỗ thoát nước khi làm vệ sinh. Ta có thể lắp các ống nhựa với nhiều vòi phun ẩm, hoặc máy phun sương lắp theo tường. Những vòi nước này rất quan trọng trong mùa nắng. Trong trường hợp có bể nước cạn (bể cao độ 30cm) ở giữa phòng, ta có thể lắp thêm hệ thống bơm nhỏ để nước lên, đi qua ống nhựa đục lỗ, rồi để nước chảy xuống các chồng gạch ở trong bể (giống loại bơm dùng trong bể cá).

Thời gian kết thúc xây nhà nên sắp xếp sao để công trình hoàn thành trước mùa sinh sản tối thiểu là 2 tháng, để mùi vôi vữa xi măng bay bớt và ngôi nhà trở nên cũ hơn. Mùa sinh sản là mùa chim tìm kiếm chỗ để làm tổ, thường là vào tháng 11 – 12. Ngoài ra, vào tháng 8 – 9, người sản xuất tổ yến hang động thường tiến hành cho chim tự ấp nở và nuôi con (dưỡng chim), lúc này một số chim con ra ràng không quay được về nhà, nếu đã có 1 ngôi nhà thích hợp thì cơ hội chim vào nhà là rất cao.

Phòng của chim

Độ cao mỗi tầng nhà chim ít nhất 2m, thí dụ căn nhà có độ cao 7,5m thì chia làm 3 tầng, mỗi tầng lại chia thành các phòng. Tuy nhiên cần chú ý là có khoảng thông tầng. Làm sao cho bầu không khí trong phòng giống như trong các hang vách đá tự nhiên.

Số tầng: Tuỳ thuộc vào điều kiện của chủ đầu tư, tối thiểu là 2 tầng và cơ hội thành công rất cao khi phía trên có thêm 1 phòng để chim bay lượn, diện tích bằng ½. Nhiều nhà yến của các nước Malaysia, Thái Lan còn xây dựng 5 tầng. Nhà yến 1 tầng ít có cơ hội thành công hơn bởi nó quá thấp, không thuận tiện về đường bay của chim; nhiệt độ, ẩm độ khó điều chỉnh; ít điều kiện để chim lựa chọn một chỗ thích hợp nhất cho nó. Trong trường hợp xây nhà 1 tầng thì độ cao nhà phải cao, xung quanh khu vực đó có nhiều nhà yến và lúc chim vào nhà cần có các đường luồng để chim bay lượn nhiều vòng.

Số phòng: Nếu không đặt phòng dạo chờ ở phía trên, vẫn cần thiết kế 1 phòng dạo cùng tần với phòng nghỉ. Vì khi chim đi vào nhà, chim thích bay lượn một lúc trong phòng dạo trước khi vào phòng nghỉ qua 1 cửa.

Ngôi nhà chia thành nhiều căn phòng tối thiểu 4 x 4m x cao 3-4m, nếu do điều kiện phòng hẹn hơn chút ít thì chiều cao phải tăng lên, và thậm chí có thể bỏ vách ngăn giữa 2 phòng liền kề làm cho gian phòng có diện tích 4 – 5 x 8 hoặc 5 x 5, hoặc 8 x 8m. Trong trường hợp các phòng hơi rộng 5 – 6 x 8m thì ta cần có thêm vách ngăn phòng giả, nghĩa là cứ 4m chiều dài của phòng lại lắp 1 xà gỗ từ trên trần xuống có chiều rộng 40cm thay vì 20cm để chắn bớt gió, ánh sáng và chim cảm thấy an toàn.

Giữa các phòng nhỏ có cửa thông với nhau. Kích thước và kiểu dáng cửa giữa các phòng có thể khác nhau, lý tưởng là 20 x 20cm; nếu là cửa chữ nhật thì 20 x 35cm; nếu cửa hình tròn thì đường ksinh là 20cm. Nếu phòng nhỏ 4 x 4 m thì có 2 lỗ liên thông 2 bên, nếu phòng 4 x 8m thì có thể chỉ 1 lỗ liên thông phòng ở chính giữa.

Lỗ thông tầng

Trong các nhà có nhiều tầng thì bao giờ cũng có 1 khoảng trống thông tầng thẳng từ trên xuống, khi vực này không có sàn nhà, để có thể chim bay lượn tự do giữa các tầng, rộng ít nhất là 2,2 – 2,5m, một cách dễ dàng như trong khe sâu của hang đá. Với các nhà rộng, người ta thường để đường thông tầng hình chữ T, hoặc hình chữ L. Với các nhà có bề ngang hẹp thì khe lượn có thể là ô cầu thang (3 – 4) x 4m, phía trên cầu thang là chuồng cu, ở đó có cửa ra vào của chim, hoặc đặt lỗ thông tầng rộng 4 x 4m ở gian cuối cùng, sau khi chim bay qua nhiều gian nhà chim sẽ bay xuống lỗ thông tầng xuống tầng dưới và bay ngược trở lại các gian khác.

Phòng chim lắp xà gỗ

Người ta gắn thêm các xà gỗ trên trần nhà để chim bám và tăng diện tích làm tổ. Xà gỗ được gắn trực tiếp vào trần bê tông là tốt nhất nhưng cũng có thể gắn trên xà gỗ hoặc thậm chí trên trần bằng vật liệu kẽm lót trần, kích thước các ván tổ này có bề dày 1,5 – 2cm và bề rộng từ 15 – 20cm, tuỳ điều kiện khí hậu của từng nơi, vùng nóng dùng bề rộng 15cm, dày 1,5cm, vùng lạnh 29cm, dày 2cm. Bề rộng quá nhỏ, nhỏ hơn 10cm, thì năng suất thấp, có thể phòng nhiều gió và ánh sáng hơn, và chim chỉ làm 1 lớp tổ… tổ bẩn, chứa nhiều lông và gây khó khăn cho chim bám và làm tổ. Để cho tổ có hình dáng đẹp và tăng chỗ làm tổ người ta đã áp dụng thêm một số kỹ thuật khác, một trong các biện pháp đó là tại các góc xà gỗ lắp thêm các tấm chắn góc, các tầm chắn này được tầm các chất mùi hấp dẫn chim.

Vì chim thường làm tổ bán trên các mặt cắt ngang đường bay nên xà gỗ được lắp thành luồng ngang, xếp cắt ngang đường chim bay quả cửa; hoặc bằng các xà gỗ kẻ ô khuôn, nghĩa là có thêm các xà dọc. Nếu xà gốc sắp theo luồng kẻ ngang thì phải cách nhau 30cm còn theo các ô khuôn hình chữ nhật thì kích thước là 30 – 40cm x 100cm. Tầng gỗ phải chắc chắn không lung lay, vì đó là nơi chim làm tổ. Cần nghiên cứu kỹ các kiểu dựng xà gỗ trong nhà chim để chọn ra 1 phương án tốt.

Năng suất tổ tính theo mét vuông phụ thuộc khá rõ vào cách lắp xà gỗ: Theo kiểu ô khuôn 30 x 100cm đạt 20 – 40 tổ/mét vuông, kiểu ván luồng ngang 15 – 30 tổ, ván dọc 4 – 7 tổ, không có ván tổ 3 – 5 tổ. Kiểu ván tổ cũng có tác động đến thời gian chim vào làm tổ và chất lượng tổ. Sản lượng tổ cao nhất ở các nhà yến lắp xà gỗ theo kiểu ô khuôn. Tuy nhiên, trong quá trình nuôi kỹ thuật luôn đổi mới, giai đoạn đầu tuỳ vào điều kiện kinh tế có thể thiết kế khung gỗ tương đối thưa, sau đó sẽ chèm thêm các thành gỗ khác. Xà gỗ lắp kiểu ô khuôn 30 x 100cm. Cần phải chọn gỗ tốt để làm các thanh gỗ trên nóc nhà, nhưng không được lưu lại mùi của gỗ mới, vì chim không thích ở nhà có mùi lạ. Trong nhiều tư liệu người ta sử dụng gỗ tếch, là loại gỗ xốp nhẹ, dai bền, không mùi, màu trắng vì chim rất dễ dính bám vào loại gỗ này.

Sơn nhà và ánh sáng.

Quét nhà bằng vôi trắng là tốt nhất, màu trắng đủ dịu, phẳng và không dễ bị hư hoeng. Mặt trong nhà có thể chỉ tô trát tường mà không quét vôi. Tuy nhiên, hiện nay qua thực tiễn xây dựng nhà yến, các nha có màu xanh hoặc chuồng cũ sơn xanh cũng có tác dụng tốt để dụ chim yến vào nha.

Chường độ ánh sáng trong nhà yến: Trong tự nhiên chim rất thích sống ở chỗ tối nên khu vực chim làm tổ phải có ánh sáng gần như trong hang động. Vì vậy, cửa ra vào của người bao giờ cũng đóng kin, cửa ra vào của chim chỉ 1 – 2 cửa tuỳ cách xây nhà và là nơi ánh sáng duy nhất lọt vào trong nhà. Vì cường độ ánh sáng mà chim yêu cầu là khoảng 0,2 – 0,6 lux, có thể trong phạm vi từ 0 – 2 lux, nên sau khi ánh sáng lọt vào khuôn cửa ra vào, các phòng sau ánh sáng sẽ yếu dần.

Do lỗ cửa bố trí ở trên gần vùng này ánh sáng sẽ manh hơn, chim sẽ tìm kiếm chỗ tối và làm tổ nhiều hơn ở tầng dưới cùng, đầu tiên là góc trái của phòng, điểm vòng cuối của đường bay vào nhà. Nếu nhà rất tối và rộng thì ban đầu chim sẽ làm tổ ở gần chỗ đặt loa. Tuy nhiên, trong tự nhiên cũng như trong nhà yến, có thể do điều kiện không cho phép đàn chim yến của Việt Nam cũng làm tổ ở những nơi khá sáng, như hang Tò vo ở Quảng Nam.

Độ ẩm và nhiệt độ trong nhà

Trong môi trường tự nhiên, nhiệt độ và độ ẩm của các hang có chim sinh sống có đặc trưng khá ổn định. Kết quả điều tra cơ bản hang có sản lượng cao nhất của tỉnh Khánh Hoà cho thấy, độ ẩm biến thiên từ 90 – 95%, nhiệt độ trong thời gian từ tháng 3 đến tháng 9 biến thiên từ 26 – 27 độ C. Đây chính là điều kiện lý tưởng để chim làm tổ, đẻ trứng, nuôi con. Điều kiện sinh thái vùng kiêm ăn của chim ở Việt Nam có một số đặc trưng nhất định, trên thực tế chim có thể kiếm ăn trong các ngày có nhiệt độ khá thấp. Đã quan sát thấy nhiều đàn chim yến kiếm ăn trên cánh đòng lúa vùng Tam Kỳ vào buổi sáng tháng giêng lúc nhiệt độ chỉ 18 – 20 độ C. Trong nhà yến, người ta đã xây dựng được các thông số kỹ thuật phù hợp với môi trường để chim sinh sản phát triển. Nhiệt độ trong nhà nuôi tốt nhất là 24 – 26 độ C; ẩm độ là 80 – 95%. Tiêu chuẩn kỹ thuật của E.Nugroho là 27 – 29 độ C, lý tưởng là 28 độ C, ẩm độ 85 – 95%. Gần đây tại Malaysia người ta khuyến cáo nên khống chế nhiệt độ trong phạm vi 26 – 28 độ C, ẩm độ 75 – 85%. Sự sai khác này có thể do kỹ thuật của từng vùng.

Để nuôi chim yến, chúng ta cần tìm hiểu thêm một số đặc trưng sinh lý sinh thái của phân loài chim yến sống tại Việt Nam, nhằm đưa ra các tiêu chuẩn kỹ thuật hợp lý. Qua một số năm khoả cứu các nhà yến cũ có chim yến sinh sống và nhà chim mới đã thành công tại Việt Nam, hiện tại đang áp dụng tiêu chuẩn kỹ thuật: nhiệt độc 27 – 29 độ C, ẩm độ 75 – 90%, ánh sáng 0,2 – 0,6 lux. Nếu nhà yến có ẩm độ quá thấp, các tổ được làm rồi cũng sẽ bị bong ra. Chính vì vậy chúng tà cần thiết kế sao cho ngôi nhà có điều kiện nhiệt độ và độ ẩm như chim ưa thích.

Để tạo được nhiệt độ và độ ẩm như trên, chúng ta cần thực hiện những việc cần thiết sau đây:

Độ cao của căn nhà hợp lý

Địa thế của căn nhà xây theo chiều gió, giúp đem lại hơi ẩm ướt trong không khí. Hướng cửa hợp lý và cần xem xét hướng chim bay đi về trong ngay. Để giữ được nhiệt độ, độ ẩm và ánh sáng mờ tối ta cần phải tính đên sự thông gió. Kiểu lỗ thông gió hiện nay rất đa dạng, có thể là ống thông gió hình chữ “L” ống thẳng đặt xéo thấp hơn ở phía ngoài hoặc chừa các cửa sổ nhỏ trực tiếp khi xây nhà, theo kiểu so le giữa 2 lớp gạch. Ống thông với lỗ hổng phải ổn định và có biện pháp chống côn trùng bay vào tổ. Cũng có thể lắp một số quạt quay thông gió. Số lượng ống thông gió vừa đủ, sao cho phù hợp với tình hình nhiệt độ và gió của vùng đó, có thể có đến 10 ống thông gió 1 phòng. Nếu các tầng không thông nhau thì cần có 2 hàng thông gió ở dưới và ở trên, hiện nay người ta hay làm nhà yến ít vách ngăn chia phòng hơn và có các khu vực liên thông trong nhà nên thường mỗi tầng hầm làm 1 hàng ống thông gió là đủ. Trong các nhà yến cũ thường có lam thông gió, lam thông gió nằm ở vị trí thấp hơn trần nhà 40 – 60cm, nghĩa là cần hơi gió làm mát dưới hệ thống xà gỗ khoảng 20 – 30cm.

Ngoài ra, cần chú ý thêm nhà yến có thể rất nóng nếu mái của “phòng chim vào” hấp thu nhiệt trong những ngày nóng thì nhiệt này sẽ lan toả xuống tầng 2 hoặc tầng 1 qua sự vận chuyển không khí trong ngôi nhà, làm cho môi trường trong nhà rất nóng và nóng nhiều hơn ở phía trên. Chim không thích sống trong môi trường như vậy, nó sẽ không làm tổ thậm chí sẽ rời đi chỗ khác. Có một cách khắc phục là lắp trên mái của phòng chim và hoặc mái của nhà chim một cái quạt quay sẽ giúp phần tán và toả nhiệt ra ngoài và làm cho nhiệt độ duy trì ở 26 – 28 độ C.

Vỏ trấu và vỏ sò hến cũng giúp chống nóng từ mài nhà kiểu bình dân. Lớp trấu trên trần nhà phải dày 20cm, nó giữ được nhiệt độ, độ ẩm, tránh được tiếng ồn từ ngoài vào và làm cho điều kiện trong nhà chim khá ổng định. Để tro trấu không vung vãi và hao bớt người ta phủ lên trên 1 lớp hạt vỏ sò hến đã làm nhỏ, dày khoảng 2cm. Nếu có những chỗ hư hỏng trên trần, trấu rơi vào tổ thì trứng sẽ không nở, chim mẹ sẽ quay ra và sẽ không quay lại nữa.

Điều chỉnh độ ẩm

Có nhiều cách để diều chỉnh độ ẩm. Trong phòng chim đặt các chậu nước nhỏ, các bể nước cạn ở giữa phòng hoặc xây các ống nước theo tường từ nên lên cao 1,5m có rãnh thu gom nước chảy về một phái để tiện vệ sinh nhà yến. Ngay trong phòng chim vào lượn cũng nên xây 1 bể nước nhỏ. Sự phun tưới nước xung quanh nhà yến hạ thấp nhiệt độ và tăng độ ẩm nhất là trong vùng nóng. Vòi phun sương gắn lên tường cũng là một biện pháp tăng độ ẩm trong nhà. Chú ý chiều cao nước phun phải có khoảng cách nhất định so với đường chim bay và ván tổ. Ngoài ra, nếu dùng nước vòi thì hệ thống nước phun nên qua bể xử lý chlorin. Có người còn qua hệ lọc thô và than hoạt tính. Một số nhà yến hiện đại đã sử dụng thiết bị làm lạnh, và phun ẩm chuyên dụng. Bơm phun ẩm tự động cũng giải quyết thêm vấn đề không khí trong nhà yến, như không khí quá nóng, quá khô, quá ẩm ướt… điều này còn giúp chất lượng tổ yến tốt hơn. Nhìn chung là phải tạo được một điều kiện vi khí hậu trong nhà chim thật tốt

Hàng rào và khuông viên xung quang nhà

Tối ưu nhất là ngôi nhà nên xây trong 1 khuôn viên có đất xung quanh, để chim một sân lượn nahát định. Kích thước sân lượn tối thiểu là 4 x 4m, sân lượn rộng hơn càng tốt. phía ngoài căn nhà hoặc phía ngoài sân nên xây tường bê tông hoặc hàng rào điện có tác dụng chắn gió chim có thể bay vòng đây đó và cảm thấy an toàn trước khi bay vào nhà. Chim cũng thường bay vòng trong sân để giảm tốc độ bay và định rõ vị trí của lỗ ra vào. Xung quanh tường nhà chim cần làm một rãnh nước nhỏ để tránh kiên bò vào. Trước nhà có thể trồng thêm cây như chuối, sung, keo dậu… nhưng các cây cốt này không được cao qua lỗ của để tránh cản trở khi chim bay ra bay vào. Tường rào cũng có tác dụng bảo vệ ngôi nhà.(tham khảo nongnghiep)

 

 

POSTER FOXSEOTOOL

2024-06-19T03:53:06+00:00
0944 623 939